Các Cách Chăm Sóc Vết Mổ Sau Phẫu Thuật

Theo các bác sĩ, việc chăm sóc vết mổ hậu phẫu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe của bệnh nhân sau phẫu thuật. Nếu được chăm sóc và vệ sinh tốt, vết mổ mau lành, không bị nhiễm trùng, không để lại sẹo xấu, người bệnh có thể nhanh chóng trở lại với cuộc sống thường nhật. Sau đây là 5 cách chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý.

1. Cách chăm sóc vết thương bị khâu

Việc làm sạch bề mặt vết thương bị khâu và vùng da xung quanh cần được thực hiện với đôi bàn tay đã được vệ sinh sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Nên dùng kềm gắp với bông gòn, gạc hoặc vải mềm.

Đầu tiên, thấm miếng vải hay gạc vô khuẩn vào dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó, nhẹ nhàng lau hoặc chấm nhẹ trên bề mặt vết thương. Chú ý các đường chỉ, chân sợi chỉ hay mối chỉ vì đây là nơi tập trung của nhiều vi khuẩn. Kế tiếp là lau rửa vùng da xung quanh vết thương, lan rộng trong phạm vi bán kính khoảng 5cm. Lưu ý rửa vết thương trước, vùng da xung quanh sau. Tuyệt đối không làm theo trình tự ngược lại vì dễ gây lây nhiễm cho vết mổ.

Cuối cùng, lau khô vết thương cùng với gạc và băng lại bằng gạc sạch hoặc vải sạch.

Image 20200613112106 1

Dùng băng, gạc sạch băng vết thương

2. Giữ vết mổ luôn khô

Người bệnh nên tránh để vết mổ bị dính ướt trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật. Vào ngày đầu hậu phẫu, bạn có thể lau mình tại giường bằng khăn vắt khô thay vì tắm rửa như thông thường nếu việc tắm rửa không đảm bảo giữ vết thương được khô ráo.

Qua ngày thứ hai, nếu bạn không vận động nhiều, cơ thể không bài tiết nhiều mồ hôi thì bạn nên hạn chế tắm rửa. Trong trường hợp cần phải vệ sinh cơ thể, nên tắm dưới vòi hoa sen trong thời gian vừa phải và che chắn kỹ lưỡng cho vùng phẫu thuật, tránh để nước bẩn, xà phòng rơi vào.

Image 20200613112150 2

Giữ vết mổ luôn khô để tránh nhiễm trùng

3. Vận động sau mổ

Bệnh nhân hoàn toàn không nên nằm yên tuyệt đối trên giường mà nên tập cử động lại ngay sau khi rời phòng theo dõi hậu phẫu. Thậm chí, bác sĩ khuyên nên đi lại ngay trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên, tốt nhất là cần di chuyển nhẹ nhàng nhất có thể để tránh việc di lệch ảnh hưởng đến vết thương, bung băng dán hay có nguy cơ bị bung chỉ khâu và toạc ra.

Image 20200613112211 3

Nên vận động nhẹ nhàng sau mổ để nhanh hồi phục sức khỏe

4. Xử lý vết mổ khi chảy máu

Khi thấy vết thương chảy máu thấm băng, việc cần làm là tháo bỏ băng cũ và thay băng mới. Đồng thời, người bệnh có thể đè ép trên băng trong vài phút để có thể giúp cầm chảy máu một cách đơn giản nhất.

Trong trường hợp quan sát thấy máu ra từ vết thương đã khâu với lượng nhiều hay sau khi đè ép máu vẫn tiếp tục chảy rỉ rả, người bệnh nên quay trở lại bệnh viện để xử lý càng sớm càng tốt.

Image 20200613112226 4

Xử lý kịp thời khi vết mổ bị rỉ máu

5. Bồi bổ sau phẫu thuật

Dinh dưỡng sau phẫu thuật rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hồi phục của người bệnh. Ngoài 3 bữa chính, người sau phẫu thuật nên tăng cường thêm  2 – 3 bữa phụ/ ngày. Người sau phẫu thuật có thể uống sữa nghệ B – Care vào bữa phụ, loại sữa này không chỉ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng mà còn bổ sung tinh chất Nano Curcumin từ nghệ giúp:

– Làm lành vết mổ nhanh hơn

– Tránh nhiễm trùng vết mổ

– Tăng cường khả năng vận động sau mổ

– Giúp người bệnh giảm stress, ngủ ngon, sâu giấc

Uống sữa nghệ B – Care thường xuyên giúp người sau phẫu thuật sẽ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn B – Care: 0348.167.167

Bài viết liên quan

Liên hệ tư vấn sức khỏe

Bình luận